Cây si và cây sanh là hai loại cây chủ yếu được dùng làm cây cảnh. Hai loài cây này đều dễ trồng, cứng cây, dễ uốn, sinh trưởng nhanh và ít sâu bệnh. Cây sanh và cây si dễ tính, thích hợp cho người chơi cây nghiệp dư. Để có được những chậu cây cảnh đẹp, đúng kĩ thuật thì điều cần thiết đó là nắm vững các kỹ thuật cơ bản về trồng, chăm sóc và tạo dáng cây cảnh.
Giới thiệu cây si cảnh
Cây si với đặc điểm lá dày, màu xanh đậm và có nhiều rễ bên. Người ta thường dùng cây si làm cây bonsai. Đây là loại cây rất dễ trồng, thường bằng cách giâm cành; thậm chí giâm cành bằng cách cắt bỏ cành ngâm nước. Bởi lá si hơi to nên thường làm cây bonsai cỡ trung hoặc cỡ đại; ít làm bonsai để bàn. Nếu cây thường được nuôi trong bể thủy sinh thì cây sẽ bám đá rất tốt, đặc biệt là đá san hô. Do gốc nhỏ (rễ không bện) nên thường được trồng trên đá san hô. Sau một thời gian, rễ sẽ được bao phủ, tạo ra một lớp nền rất đẹp. Có lẽ vì lá và quả đẹp nên cây si được nhiều người yêu thích và chọn làm cây cảnh. Cây sanh có nhiều loại, nếu trồng làm cây bon sai thì chọn giống lá nhỏ thích hợp hơn.
>> Bạn đang xem: Nghệ thuật tạo dáng cho cây si cảnh
Đặc điểm hình thái cấu tạo
Là loại cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao từ 15-20 m và khả năng phân cành nhiều. Trên thân hoặc cành chúng thường có dạng u bướu; các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, si còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân. Loại rễ này thường được gọi là rễ khí sinh, hình thành thường xuyên vào mùa nắng mưa và có 2 loại rõ rệt vì nó có thể phát tán trong đất và tạo thành rễ cái cho cây. Lá dày và phân bố dày đặc trên cành tạo nên tán lá rậm rạp và tươi tốt. Quả chín có màu vàng trong đó có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.
Kỹ thuật trồng cây si cảnh
Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt; kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu.
- Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng.
- Không nên trồng trên đất sét, vì cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất xấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân chuồng làm đất trước khi trồng.
- Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như : cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn; tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển của cây và làm cho thân cây chóng to.
Nghệ thuật tạo tán cho cây cảnh
Trong tạo hình nghệ thuật cho cây si cảnh, có nhiều tán để trưng bày, thưởng ngoạn là cách làm từ xưa đến nay. Loại hình cây cảnh cổ của nước ta và cây bonsai của thế giới không ngừng được nâng cao, nâng tầm giá trị cây cảnh.
Cách tạo tán đột phá cho cây si cảnh có cái đẹp và biểu cảm riêng
Tạo tán cổ cho cây si cảnh
- Từ một cành chính tạo nhiều nhánh được co kéo và ép thành một tầng nằm ngang.
- Mặt bông tán thường là hình tròn, phía dưới bằng phẳng, phía trên tạo nhánh dăm; cho phát triển lá để có hình mâm xôi.
- Tất cả các bông tán đều phải nằm ngang; đồng thời song song với nhau cũng như song song với mặt đất.
- Đường kính các tán phù hợp với cỡ cây, tán trên cùng phải tròn đều
- Tuy nhiên về hình thể kiểu tạo tán cổ đều cho nội dung về sự nề nếp; nét trang nghiêm thích hợp với đình chùa, công sở…
- Cây tạo tán cổ thường là các loại cây có mủ như Sanh, Si, Gừa, Sộp, Bồ đề; những cây cho hoa như Bông Giấy, Mai Chiếu thủy, Tùng…
Tạo tán cách tân cho cây si cảnh
– Kiểu tán thưa thoáng:
Cành và ngọn giống tán cây cổ nhưng không cần nhánh dày; nên cắt tỉa thưa thoáng tạo cho cành, nhánh, lá phô ra nét đẹp.
– Kiểu hình tròn:
Cành và nhánh uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình tròn bè rộng, lá nhỏ; ít tạo nên chi tiết mềm mại dưới mắt người thưởng ngoạn. Cách này thường quấn dây thép để uốn cành như hình dấu ngã trong thời gian dài rồi tháo dây, nẹp cành.
– Kiểu tán đa dạng:
Dạng cây tán này thường phá cách, không cần phải một cành nhánh hình tròn hay phân đều theo từng tầng một với tán lẻ từ 3, 5, 7 tán tròn theo tên gọi (Ông bà, Cha mẹ, Con cái- Sinh; Lão; Bệnh; Tử; Sinh-…).
Kỹ thuật cắt tỉa cây si cảnh
1.Chuẩn bị dụng cụ cần thiết
Để công việc cắt tỉa cây cảnh diễn ra thuận lợi, bạn cần chuẩn bị cho mình những dụng cụ cần thiết như: kéo cắt tỉa, kéo làm vườn, dây kim loại, cưa tay, dụng cụ làm vườn, v.v. Để tránh vết cắt bị dập và khó lành bạn nên lựa chọn những chiếc kéo sắc cùng với đó kết hợp với kỹ thuật tỉa cơ bản.
2. Hướng dẫn cắt tỉa si cảnh bonsai đẹp bằng kéo cắt tỉa cành
- Bước 1: Cắt tỉa sơ bộ cho cây si
-Cắt tỉa sơ bộ: Một cây bụi lùm xùm thì nên cắt tỉa sơ bộ để nhìn rõ hơn những ý tưởng sau này. Tác giả đã cắt tỉa cây si này qua loa để nhìn rõ hơn đường nét của thân cây.
– Một nguyên tắc trong nghệ thuật tạo hình cây cảnh đó là không để cành nào quá thẳng.
-Cắt tỉa phần rễ: Cắt tỉa rễ là công việc thay đất và cắt tỉa bỏ bớt rễ đã quá lâu năm.
- Bước 2: Chọn chậu cho cây si cảnh bonsai
Tùy vào sở thích mà bạn nên lựa chọn chậu sao cho phù hợp. Bạn nên chọn chậu sao cho kích thước phù hợp với cây để tạo thế hài hòa.
- Bước 3: Uốn cành bằng dây thép
Bạn nên lựa chọn những thế nghệ thuật để có thể tạo được cây si cảnh bonsai đẹp.
-Kiểu tán thưa thoáng: Cành và ngọn giống tán cây cổ nhưng không cần nhánh dày mà cắt tỉa cho thưa thoáng tạo cho cành, nhánh, lá phô ra nét đẹp.
-Kiểu hình tròn: Cành và nhánh uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình tròn bè rộng, lá nhỏ và ít tạo nên chi tiết mềm mại dưới mắt người thưởng ngoạn. Cách này thường dùng phương pháp quấn dây thép để uốn cành như hình dấu ngã trong thời gian dài rồi tháo dây, nẹp cành.
-Kiểu tán đa dạng: Dạng cây tán này thường phá cách, không cần phải một cành nhánh hình tròn hay phân đều theo từng tầng một với tán lẻ từ 3, 5, 7 tán tròn theo tên gọi (Ông bà, Cha mẹ, Con cái- Sinh; Lão; Bệnh; Tử; Sinh-…). Loại tán đa dạng chơi cành là chủ yếu, có cành tạo nhánh vươn dài, nhánh buông, nhánh vươn ngắn và không đỉnh ngọn. Loại cây tạo tán thường là Sam, Trắc, Mai, Liễu…Nét cấu tạo tán loại này cần sự tự do, ít dùng dây thép buộc hay nẹp sắt. đường nét tán đa dạng có vẻ đẹp tự do, mang tính nghệ thuật hội họa phù hợp vườn cảnh tư gia, quán cà phê vườn.