Cách làm chậu xi măng trồng hoa, cây cảnh không khó. Ngay cả khi không có khuôn chậu, bạn vẫn có thể dễ dàng làm ra những chiếc chậu xi măng mới lạ và độc đáo. Với một vài ý tưởng mà tôi đưa ra dưới đây sẽ giúp bạn làm nên chiếc chậu xi măng cực kì đơn giản mà không cần phải thợ làm chuyên nghiệp hay cần những dụng cụ cầu kì. Chỉ cần một chút khéo léo và kiên trì là bạn có thể tạo ra sản phẩm cho riêng mình. Vậy trước hết để hiểu rõ hơn về cách làm chậu ra sao thì đầu tiên cùng tìm hiểu xem những ưu điểm khiến nhiều người yêu thích chậu xi măng đến vậy nhé.
Ưu điểm của chậu xi măng
1. Độ bền vượt trội so với một số chất liệu
So với các chất liệu nhựa, gỗ, chai lọ được sử dụng để làm chậu hoa thì chậu xi măng có độ bền vượt trội và tính chất vật lý hầu như không thay đổi sau thời gian dài sử dụng. Tất nhiên, nhờ độ cứng chắc nên chậu gần như không bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài như gió, rất ít khi bị gãy, nhưng cũng cần tránh va đập mạnh.
2. Có khả năng bảo vệ cây an toàn
Qua thời gian, chậu hoa bằng giấy, nhựa, gỗ, nhựa có thể bị các tác nhân môi trường khiến chậu rách và phân hủy, ảnh hưởng đến sức sống của cây. Nhưng với khả năng cứng cáp có độ bền cao thì sẽ giúp chậu bảo vệ được cây trồng vững chắc. Nguyên liệu làm từ xi măng và cát sẽ giúp chậu duy trì và tránh được nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, tránh gây sốc nhiệt cho rễ và phòng được côn trùng gây hại cho cây trồng.
3. Sản xuất được chậu có kích cỡ lớn
Hầu hết những chậu cây có kích cỡ và trọng lượng lớn đều được làm từ xi măng nên có thể đảm bảo được khả năng chịu lực cho những cây to.Ngoài ra, nhờ độ dày và cách nhiệt của xi măng nên rễ cây có cơ hội phát triển tốt mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhiệt độ bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều chậu cây cảnh nhỏ cũng được làm bằng xi măng để đảm bảo độ bền và không muốn bị người khác dịch chuyển.
Điểm hạn chế của chậu xi măng
+ Mặc dù có nhiều lợi ích và công dụng thế nhưng chậu xi măng vẫn còn khá nhiều nhược điểm như khối lượng của chậu khá lớn và nặng nên nếu muốn di chuyển sang vị trí khác sẽ rất khó khăn
+ Độ thoát nước của chậu kém nên rễ cây sẽ khó thở khi được trồng trong chậu, vậy nên cần tưới thường xuyên để làm tơi đất trong chậu giúp cây dễ hô hấp hơn
Hướng dẫn làm chậu xi măng tại nhà
Để làm chậu cảnh xi măng bạn cần chuẩn bị một số nguyên vật liệu trước.
- Xi măng, cát: có bán sẵn rất nhiều tại cửa hàng vật liệu xây dựng (xi măng xám hoặc trắng đều được)
- Dụng cụ trộn xi măng: bay, dao xây Nước sạch: nước ăn hàng ngày
- Dầu ăn thừa hoặc nhớt thải: dùng để chống dính dễ dàng tháo chậu ra ngoài
- Băng dính loại lớn, khuôn để làm chậu: có thể dùng rổ nhựa, chậu, vải, chai lọ,….
Với phương pháp làm chậu thủ công đơn giản như này sẽ thích hợp để làm những khuôn chậu nhỏ nhắn, có thể trồng các loại rau sạch, rau thơm, hoa mười giờ, tóc tiên, sen đá, xương rồng, cây cảnh nhỏ…..
Cách làm chậu cảnh xi măng bằng rổ nhựa đẹp
- Bước 1: Sử dụng băng dính dán quanh rổ nhựa để vữa xi măng tránh bị chảy ra ngoài khi làm
- Bước 2: Dùng dầu ăn hoặc nhớt thải quét 1 lượt vào mặt trong của rổ nhựa tạo một lớp chống dính (việc này sẽ giúp lấy chậu ra dễ dàng khi hoàn thành)
- Bước 3: Trộn xi măng với cát theo tỉ lệ 1:2 hoặc pha theo hướng dẫn trên bao bì. Tùy vào loại xi măng mà bạn mua sẽ có công thức trộn khác nhau. Trộn hỗ hợp đều tay rồi từ từ đổ nước sạch vào.
- Bước 4: Trộn 1 lượng hỗn hợp xi măng nhão rồi tráng qua 1 lượt vào trong lòng rổ nhựa. Rắc thêm ít xi măng khô lên bề mặt bên ngoài giúp định hình chậu được mịn và đẹp có độ bám dính để tạo hình dễ hơn
- Bước 5: Nặn chậu theo khuôn đã có và căn chỉnh độ dày của thành chậu sao cho không quá dày hay quá nặng. Sau đó dùng que gỗ khoan 1 lỗ dưới đáy chậu để thoát nước
- Bước 6: Đặt chậu ở nơi thoáng mát, để khô trong vòng 24h. Sau khi hoàn thiện xong bạn chỉ cần đổ nước nóng xung quanh mặt ngoài rổ nhựa là có thể tháo khuôn dễ dàng.
- Bước 7: Xử lý hoàn thiện chậu xi măng. Dùng những giấy ráp để chà nhẵn những phần vữa xi bị dư thừa xung quanh chậu. Sau đó nếu muốn chậu thêm màu sắc hơn có thể sơn thêm một lớp bên ngoài hoặc bạn có thể vẽ thiết kế theo sở thích nhé.
Cách làm chậu xi măng từ chai chậu nhựa
Làm chậu xi măng từ chai nhựa thường sẽ sử dụng 2 khuôn làm chậu. Chúng dùng 1 chai nhựa lớn và 1 chai nhựa bé để lồng vào nhau. Lưu ý về khoảng cách giữa 1 chai chính là độ dày của chậu xi măng. Bạn có thể tận dụng cốc giấy, nhựa, hộp, giấy cứng,… để làm khuôn
Các bước thực hiện làm chậu xi măng tiến hành như sau:
- Bước 1: Dùng dầu ăn hoặc nhớt thải quét 1 lượt mặt trong chai nhựa lớn và mặt ngoài chai nhựa nhỏ
- Bước 2: Trộn hỗn hợp xi măng, cát theo tỉ lệ 1:2 cho thật đều mịn (tùy theo loại xi măng bạn mua để trộn hỗn hợp đó). Từ từ đổ nước sạch vào và khuấy đều lên. Căn chỉnh lượng nước để hỗn hợp xi măng không quá đặc, độ loãng có thể rót được.
- Bước 3: Đổ hỗn hợp vào chai nhựa lớn, đặt chai nhỏ lồng vào trong để xi măng tràn xung quanh chai. Ta có thể bỏ thêm sỏi đá vào chai nhựa nhỏ để tránh bị phồng lên
- Bước 4: Đợi tới hôm sau khoảng 24 tiếng thì xi măng khô. Bạn dỡ khuôn để tháo
- Bước 6: Trang trí vẽ màu cho chậu bằng sơn theo sở thích
Cách làm chậu xi măng bằng vải
Có thể bạn không tin nhưng những miếng vải chúng ta dùng để may quần áo hàng ngày cũng có thể sử dụng để làm chậu xi măng.
Các bước thực hiện theo cách này như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị miếng vải vuông, đường kính khoảng 30cm. Tạo lỗ tròn ở giữa miếng vải để thoát nước cho chậu.
- Bước 2: Trộn hỗn hợp xi măng với nước sạch. Cho nước từ từ và trộn đều để thu được hỗn hợp dạng loãng.
- Bước 3: Nhúng tấm vải vào trong chậu xi măng, tất cả bề mặt tấm vải đều được bám dính lớp hỗn hợp
- Bước 4: Lấy tấm vải đã nhúng xi măng và đặt lên khuôn đã chuẩn bị sẵn tấm vải với các nếp đều nhau.
- Bước 5: Đợi khoảng 3 tiếng xi măng khô cứng một chút, không cần khô hoàn toàn. Tiến hành quét thêm 1 lớp hồ nữa trên chậu vải xi măng. Điều này giúp chậu có độ cứng chắc chắn hơn
- Bước 6: Khoảng 24 tiếng sau thì chậu đã khô hoàn toàn, lúc này tháo khuôn, lấy chậu ra ngoài. Trộn thêm 1 lượng hỗ hợp xi măng rồi quét vào trong chậu vải để thành chậu cho tăng thêm độ dày, chịu lực tốt
- Bước 7: Dùng giấy ráp xử lý mặt ngoài và miệng chậu cho nhẵn đẹp. Vẽ thiết kế chậu theo sở thích cá nhân
Như vậy việc làm chậu xi măng không quá khó, không cần đến những người có chuyên môn hay thợ thủ công lành nghề, sử dụng công cụ khuôn đúc chuyên nghiệp để làm. Trên đây là 3 cách làm chậu xi măng thủ công đơn giản tại nhà, bạn hoàn toàn có thể áp dụng để tạo ra 1 sản phẩm riêng cho mình. Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu tham khảo và tìm mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chậu cây cảnh bạn hoàn toàn có thể tìm đến đơn vị chuyên cung cấp chậu xi măng như Sopi.vn. Hy vọng bài viết trên giúp bạn đọc có thể sáng tạo được sản phẩm chậu xi măng cho riêng mình. Chúc các bạn thành công!